Ngày 25-06-2019
HỆ THỐNG LỌC VÀ LÀM MỀM 400M3 /NGÀY ĐÊM
I. Yêu cầu
- Công suất hệ thống: 400M3/ NGÀY ĐÊM
- Hệ thống van tự động xúc, sả, hoàn nguyên tái sinh theo thời gian
- Hệ thống vận hành dễ dàng, tự động, khả năng khai thác máy tối ưu.
- Không cần xây dựng bể ngưng, bể lắng, tiết kiệm diện tích, thời gian và tiền bạc cho nhà đầu tư.
- Chi phí bảo dưỡng sửa chữa và phí vận hành hợp lý, đơn giản
- Các vật tư đảm bảo chính hãng, có chứng nhận CO/CQ, mới 100%
- Xây dựng và lựa chọn giải pháp công nghệ, thiết bị để xử lý nguồn nước trên thành nước đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) ngày 17/6/2009.
Chất lượng nước sau khi lọc đáp ứng các chỉ tiêu chính: độ đục dưới 5 NTU; pH từ 6.0-8.5; Hàm lượng sắt tổng số dưới 0.5 mg/l; Độ cứng CaCo3 dưới 350 mg/l; Hàm lượng Clorua dưới 300mg/l; Hàm lượng Florua dưới 1.5 mg/l…
Sau đây là thuyết minh công nghệ dựa trên mô hình thực tế công ty Đức Việt chúng tôi đã thi công hoàn thành Hệ thống tại nhà máy KCN Gián Khẩu, Gia Viễn, Ninh Bình.
II, Thuyết minh công nghệ:
a/ Công dụng của PAC trong xử lý nước cấp:
So với những chất keo tụ khác như phèn nhôm, sắt … thì PAC có những ưu điểm sau:
b/ Sản phẩm polymer anion được ứng dụng phù hợp và hiệu quả cao với nước thải có hàm lượng chất vô cơ cao, xử lý nước thải có giá trị pH trung tính hoặc kiềm phát sinh từ các ngành sản xuất sắt, thép, xi mạ, luyện kim. Sử dụng polymer anion trong công đoạn xử lý hóa lý của quy trình xử lý nước thải (tuyển nổi và keo tụ – tạo bông), tác dụng của polymer anion là gắn kết chất thải tạo thành khối có trọng lượng lớn và lắng xuống (đối với quá trình keo tụ – tạo bông), đối với quá trình tuyển nổi thì người ta sử dụng polymer Anion để gắn kết các chất thải lại cùng với tác dụng của dòng khí cấp vào các khối chất thải đã được kết dính sẽ nổi lên trên, giúp quá trình xử lý nước thải đạt hiệu quả cao.
2. Lọc thô bằng thiết bị lọc đa năng
Nước sau khi được lắng cặn và làm trong, dùng bơm công suất 30m3/hhút vào bể lọc cát để tiếp tục làm lắng cặn rồi đưa vào Bể lọc than thẩm thấu mùi. Sau khi lọc cặn và khử mùi đơn giản, nước được chứa vào bồn chứa inox 30m3. Đây là quy trình lọc đã có sẵn tại nhà máy.
Nước từ bồn chứa số 1 công suất 30m3 được bơm công suất 30m3/hhút vào cột lọc đa năng chứa các vật liệu lọc đa năng: Cát thạch anh, sỏi đỡ, mangan, hạt Birm…
Cát thạch anh và sỏi đỡ có tác dụng tiếp tục lọc cặn nước. Hạt Birm được dùng nhiều trong việc loại bỏ hàm lượng sắt, dễ dàng làm sạch các tạp chất, loại bỏ các chất kết tủa có trong nước. Trong nước ngầm, sắt hoà tan là bình thường trong trạng thái bicarbonate màu do sự dư thừa của carbon dioxide và không thể lọc. Hạt Birm như một chất xúc tác giữa các hợp chất oxy và sắt hòa tan tăng cường các phản ứng oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ và sản xuất hydroxit sắt kết tủa để có thể dễ dàng lọc. Đây là loại vật liệu khó hòa tan trong những phản ứng của sắt, có tuổi thọ cao hơn và an toàn cho người sử dụng.Hạt lọc Birm được dùng để khử phèn, sắt, mangan, ASEN có trong nước. Hạt xử lý nước Birm cũng được sử dụng để giảm mangan.
Cát Mangan được sử dụng để lọc nước giếng khoan, khử mùi nước nhiễm Sắt, nhiễm Mangan, Hydrogen sulfide, Asen, khử mùi tanh bằng cách oxy hóa trực tiếp qua tiếp xúc với bề mặt cát, kết tủa và khả năng lọc của tầng hạt. Với những nguồn nước bị nhiễm thì việc sử dụng cát Mangan rất có hiệu quả trong việc loại khử các kim loại nặng như đồng, kẽm, crôm, niken , Asen.
3. Lọc qua thiết bị khử mùi bằng than hoạt tính:
Than hoạt tính lọc nước là một loại vật liệu có thành phần chủ yếu là Carbon, hay còn gọi là Activated Carbon, tồn tại chủ yếu ở dạng vô định hình, mầu đen, một phần khác tồn tại ở dạng tinh thể grafit. Trong than hoạt tính thành phần Carbon chiếm khoảng 90%, phần còn lại chủ yếu là kim loại kiềm và tro bụi. Điểm mạnh của than hoạt tính đó là diện tích bề mặt rất lớn nên được sử dụng để lọc hút nhiều loại hóa chất. Than hoạt tính tác dụng khử mầu, khử mùi, khử độc, thuốc bảo vệ thực vật và các tạp chất hưu cơ. Khả năng xử lý và loại bỏ chất độc hại của than hoạt tính là rất tốt, do đó nó được sử dụng trong rất nhiều hệ thống xử lý nước khác nhau.
4. Làm mềm nước bằng hạt nhựa cation
Nước sau khi qua lọc đa tầng, đã được xử lý hầu hết kim loại nặng, nhưng thành phần khoáng có hại trong nước vẫn còn cao. Mục đích của việc dùng hạt nhựa làm mềm nước (hạt nhựa trao đổi ion) trong hệ thống lọc nước uống là nhằm làm mềm nước hoặc loại bỏ các chất khoáng không cần thiết trong nước. Nước được làm mềm bằng cách sử dụng một loại nhựa có chứa ion Na+ liên kết với một cation (ion âm) khác, cation đó có khả năng liên kết với Ca2+ và Mg2+ mạnh hơn Na+. Khi cho nhựa vào cột trao đổi ion và cho nước cần xử lý chảy qua cột, cation có trong nhựa sẽ liên kết với các ion Ca2+ và Mg2+ và giữ chúng lại trong cột, đồng thời sẽ giải phóng Na+ vào nước, cách này giúp loại bỏ ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước uống, giúp nước “mềm” hơn. Nếu nước xử lý yêu cầu phải loại bỏ hoàn toàn lượng khoáng có trong nước thì tiếp tục xử lý bằng cách cho nước chảy qua cột trao đổi ion với nhựa chứa H+ (sẽ loại bỏ được cation) và sau đó qua cột có nhựa chứa ion OH-(loại bỏ các anion). H+ và OH sau đó sẽ kết hợp với nhau tạo thành nước (H2O).
Khi nhựa đã loại bỏ rất nhiều độ cứng từ nước cấp mà không còn ion natri còn lại trên nhựa để thay thế, lúc này cần thực hiện hoàn nguyên hạt nhựa trao đổi ion bằng dung dịch muối. Muối hoàn nguyên ở đây phải là muối tinh khiết hoàn toàn với lưu lượng NaCl đạt 99,5%.
Nước sau khi qua lọc đa tầng, thẩm thấu mùi, khử độc tố và làm mềm, đã đạt các chỉ tiêu dùng để cấp vào hệ thống thẩm thấu ngược RO. Nước được chứa vào bồn chứa số 2 công suất 30m3 để cung cấp cho hệ thống lọc tinh khiết.
5. Hệ thống điều khiển tự động hoàn toàn bằng van tự động
- Hệ thống van điều khiển hệ thống lọc: áp dụng van tự động sục rửa Autoval, không cần người vận hành, tiết kiệm được nhân công, giúp hệ thống an toàn, nâng cao tuổi thọ hệ thống.
Vui lòng liên hệ Hotline 0988 266 886 để được tư vấn miễn phí !
Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn